hello

hello

Kiến thức xuất nhập khẩu

Cá tra có thể bị áp thuế bán phá giá ít nhất 5 năm nữa

(InfoTV) - Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 09 (POR9). Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ còn bao nhiêu lần nữa bị rà soát hành chính, bị áp thuế chống bán phá giá và phải làm gì để có thể lật ngược tình thế.

Cá tra có thể bị áp thuế bán phá giá ít nhất 5 năm nữa

13:46 09/9/2013

 

(InfoTV) - Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 09 (POR9). Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ còn bao nhiêu lần nữa bị rà soát hành chính, bị áp thuế chống bán phá giá và phải làm gì để có thể lật ngược tình thế.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với Tiến sĩ Lê Thị Ánh Nguyệt, Trưởng bộ môn Luật Thương mại quốc tế, khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật TPHCM xung quanh vấn đề này.

 

TBKTSG Online: Trong những lần DOC công bố sơ bộ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) hàng năm, có sự thay đổi quốc gia thay thế, năm nay chọn Philippines, năm sau lại chọn Indonesia. Và thậm chí có sự mâu thuẫn giữa lần rà soát hành chính sơ bộ và cuối cùng. Là người nghiên cứu về pháp luật chống bán phá giá của Mỹ, ý kiến của bà về những thay đổi này như thế nào?

 

- Tiến sĩ Lê Thị Ánh Nguyệt: Thực tế, việc DOC lấy Philippines hay Indonesia để làm cơ sở tính giá thành sản xuất cá tra của Việt Nam phù hợp với pháp luật chống bán phá giá của Mỹ bởi pháp luật nước này cho phép DOC có sự tùy tiện rất lớn trong việc lựa chọn quốc gia thay thế. Cụ thể, quốc gia thay thế chỉ cần là nước có nền kinh tế thị trường ở trình độ phát triển có thể so sánh với Việt Nam.

 

Hay nói cách khác, pháp luật Mỹ không yêu cầu quốc gia thay thế phải ở trình độ phát triển tương đương gần giống Việt Nam nhất. Như vậy, DOC có thể chọn Indonesia hay Philippines hay Bangladesh hay một quốc gia khác bất kỳ, mà phía Việt Nam khó có thể dự đoán trước được.

 

Việt Nam và Mỹ đều là thành viên của WTO (Tổ chức Thương mại quốc tế), vậy phía Việt Nam có thể căn cứ trên những bằng chứng pháp lý nào để có thể khởi kiện hay không?

 

- Bằng chứng pháp lý ở đây có thể là (1) pháp luật chống bán phá giá của Mỹ nếu phía Việt Nam muốn khởi kiện lên Tòa án thương mại quốc tế (CIT) hoặc (2) pháp luật chống bán phá giá của WTO và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam tương ứng nếu phía Việt Nam muốn khởi kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

 

Cũng cần phải nói thêm là pháp luật chống bán phá giá của WTO và cam kết gia nhập WTO đối với vấn đề chống bán phá giá của Việt Nam lại không có quy định rõ ràng về việc lựa chọn quốc gia thay thế. Do đó, việc chứng minh Mỹ vi phạm pháp luật của Mỹ và thậm chí vi phạm pháp luật WTO trong lựa chọn quốc gia thay thế là vô cùng khó khăn.

 

Rõ ràng nếu Việt Nam khởi kiện lên Tòa án thương mại quốc tế của Mỹ thì cơ quan này sẽ áp dụng luật và án lệ của Mỹ để kết luận DOC có sai phạm khi lựa chọn quốc gia thay thế hay không. Đối với lựa chọn này, tôi cho rằng cơ hội thắng kiện của Việt Nam sẽ khá hạn chế.

 

Do đó, cách tốt nhất là phía Việt Nam có thể kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (vì hiện hai nước đều là thành viên WTO).

 

Theo đó, Việt Nam có thể yêu cầu thành phần ban hội thẩm sẽ không có hội thẩm viên nào có quốc tịch Mỹ. Về nguyên tắc, điều này có thể đảm bảo sự khách quan và công bằng hơn cho phía Việt Nam. Tuy nhiên, cách này đòi hỏi Chính phủ phải vào cuộc và chúng ta biết những vụ kiện kiểu này mất khá nhiều thời gian, đó là chưa kể phải chi ra một khoản tiền không hề nhỏ để mời luật sư tư vấn.

 

Có cách nào không phải khởi kiện mà philê cá tra của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá không, thưa bà?

 

- Cách mà Việt Nam làm lâu nay khi bị DOC đưa ra mức thuế áp phá giá sơ bộ là lập tức lên tiếng phản đối Việt Nam không bán phá giá. Tôi quan sát, ở một khía cạnh nào đó, cách này mang lại hiệu quả nhất định, song về lâu dài sẽ không ổn vì sự phản đối của chúng ta chỉ phát huy tác dụng khi chúng ta xuất trình đầy đủ chứng cứ về việc Việt Nam không bán phá giá và đồng thời cũng phải xuất trình chứng cứ về sai phạm của DOC trong việc áp thuế chống bán phá giá đối với philê cá tra nói riêng và sản phẩm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ nói chung. tượng phật composite cơ sở sản xuất tượng thạch cao tượng thạch cao giá rẻ tượng mẹ quán thế âm

 

Ngoài ra, có một cách khác thường được nhắc đến trong thời gian qua đó là lobby - vận động hành lang. Với cách này thì vai trò của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) rất quan trọng. Nói một cách đơn giản, khi cá tra của Việt Nam bị áp thuế bán phá giá vào Mỹ đồng nghĩa với việc giá bán cá tra philê tại thị trường này sẽ cao hơn. Nghĩa là người tiêu dùng Mỹ phải trả số tiền lớn hơn trước đó để mua một kg cá tra. Do đó, VASEP sẽ phải vận động hành lang đối với Hiệp hội người tiêu dùng của Mỹ về việc cá tra Việt Nam không bán phá giá.

 

Nếu kết quả tốt, Hiệp hội người tiêu dùng Mỹ sẽ lên tiếng với DOC, tạo áp lực với chính phủ Mỹ rằng người dân Mỹ trả thêm nhiều tiền, bao gồm tiền thuế chống bán phá giá để có thể tiêu thụ cá tra nhập khẩu nữa là vô lý. Dĩ nhiên, cách này cũng phải tốn những chi phí nhất định.

 

Việt Nam hiện chưa được Mỹ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường nên họ viện dẫn lý do này để có thể kiện bán phá giá và áp dụng nhiều phương pháp bất lợi đối với Việt Nam. Theo bà, Việt Nam còn phải rơi vào tình huống khó xử này bao lâu nữa?

 

- Theo cam kết của Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ trở thành nước có nền kinh tế thị trường ít nhất từ năm 2018 trở đi. Tức là phải ít nhất thêm 5 năm nữa. Điều này đồng nghĩa là ít nhất phải sau thời gian này thì Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới thôi không chọn quốc gia thay thế để xác định chi phí sản xuất cá tra tại Việt Nam.

 

Hay nói cách khác, sau khoản thời gian này DOC có thể mới sử dụng giá bán cá tra tại Việt Nam. Tương tự, đối với các sản phẩm khác của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá, DOC sẽ dùng giá bán và chi phí sản xuất tại Việt Nam.

 

Vậy, từ nay đến năm 2018, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần phải làm gì để chủ động trong những lần tới?

 

- Đứng trên góc độ luật pháp, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có những bằng chứng pháp lý rõ ràng để đưa ra sau những cáo buộc. Lâu nay, cái khó khăn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, có cả doanh nghiệp thủy sản là sổ sách kế toán. Thường cách làm kế toán của Việt Nam và Mỹ có những khác nhau nên một khi phía Mỹ gửi cho doanh nghiệp thủy sản một bảng câu hỏi về chi phí sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam tốn rất nhiều thời gian để xử lý thông tin và gửi bản trả lời cho phía Mỹ.

 

Tuy nhiên, thời hạn nộp lại bản câu hỏi, theo pháp luật chống bán phá giá của Mỹ là một khoảng thời gian khá ngắn. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không nộp bảng trả lời đúng hạn, phía chính phủ Mỹ sẽ kết luận Việt Nam không thiện chí. Kết quả là, Mỹ sẽ sử dụng chứng cứ mà DOC có sẵn, có thể là chứng cứ do doanh nghiệp Mỹ cung cấp. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn.

 

Những rắc rối này sẽ giải quyết nhanh chóng nếu các doanh nghiệp có bộ phận pháp lý tìm hiểu về những quy định pháp luật về chống bán phá giá của những nước mà doanh nghiệp đang xuất khẩu cá tra philê vào để chuẩn bị những số sách kế toán phù hợp.

 

Rất tiếc, hiện nay bộ phận tư vấn pháp lý của doanh nghiệp thường chưa tập trung vào việc tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của quốc gia nhập khẩu.

 

Xin cảm ơn bà!

 

TRA CỨU MÃ HS - BIỂU THUẾ

Vui lòng điền mã HS (VD: 48201000) hoặc từ khóa (VD: sổ tay) để tra cứu.

Hổ trợ trực tuyến

VIDEO

Quảng cáo

Thống kê truy cập